Hotline 1: 0919. 460 555
Hotline 2: 0909. 866 889
Báo giá Zalo: 0938.04 9696
Kỹ thuật: 0919.460 555
Kinh doanh 1: 028. 3813 4013
Kinh doanh 2: 028. 3812 2727
Bảo hành: 028. 3813 4014
Theo một số nguồn tin gần đây, tỷ lệ nước nhiễm mặn ở Miền Nam ngày cao, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Nước mặn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân. Vì vậy, bài viết dưới đây Trung Nam xin chia sẻ một vài công nghệ chuyển nước mặn thành nước ngọt hiệu quả, để có đủ nguồn nước ngọt đáp ứng nhu cầu cuộc sống người dân vùng xâm nhập mặn.
Nước mặn là loại nước có chứa hàm lượng muối vượt ngưỡng cho phép. Thông thường nguồn nước này chủ yếu do quá trình xâm nhập của nước biển vào sâu trong đất liền, khiến sông, suối,… điều bị nhiệm mặn.
Trước khi tìm hiểu công nghệ chuyển nước mặn thành nước ngọt, chúng ta tìm hiểu tác hại nước nhiễm mặn trước nhé!
Nếu chúng ta sử dụng nước mặn thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe như mất nước, teo tế bào, đau bụng, tiêu chảy cấp, suy giảm các chức năng đề kháng, tăng các nhiễm trùng cơ hội, suy thận, suy gan,…
Bên cạnh đó sử dụng nước nhiễm mặn sẽ phá hoại các thiết bị, đồ dùng sinh hoạt trong nhà, đặc biệt là các thiết bị làm bằng kim loại, nước nhiễm mặn sẽ làm rỉ, sét, ăn mòn đồ đạc gây thiệt hại rất lớn cho người dân…
Trong ngành công nghiệp nếu sử dụng nước nhiễm mặn có thể phá hủy các thiết bị và nồi hơi, gây nổ lò hơi.
Nguồn nước nhiễm mặn dùng trong nông nghiệp sẽ khiến đất đai cằn cỗi, mất mùa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của người dân. Ngoài ra, nước nhiễm mặn còn phá hủy các thiết bị điện.
Ngày nay, công nghệ chuyển nước mặn thành nước ngọt được sử dụng rộng rãi trên thế giới như:
Công nghệ thẩm thấu ngược RO này không phải mới và đã được nhiều nơi trên thế giới sử dụng. Trên nguyên tắc dùng áp lực cao hơn áp lực thẩm thấu, nước được bơm qua hệ thống lọc RO dưới áp lực cao tạo thành dòng nước tinh khiết và dòng muối đậm đặc.
>>> Xem thêm: Xử lý nước mặn với hệ thống công nghệ lọc R0 tại đây
Qua kiểm nghiệm, nước ngọt thu được đảm bảo như nước tinh khiết, các chất bẩn nguy hại như nitrat, ion kim loại, sun phát, chất bẩn hữu cơ và vi khuẩn,... hầu như bị loại bỏ.
Khác với công nghệ thẩm thấu ngược RO, công nghệ ED dựa trên đặc tính chọn lọc ion của dòng điện. Công nghệ này quan trọng nhất là bộ điện phân gồm có: Điện cực và các lớp màng khác nhau. Khi dòng điện chạy qua bộ lọc có hiện tượng tách các ion và nước sạch sẽ theo một nguồn riêng ra ngoài.
Vì thế, công nghệ điện thẩm tách ED không chỉ giúp lọc bỏ lượng muối quá cao mà còn có thể lọc bỏ các chất độc khác trong nước (như clo, lưu huỳnh...), làm tinh sạch nguồn nước.
Công nghệ này dựa trên nguyên lý làm bốc hơi. Nước biển sau khi được đưa vào các bồn chứa. Phía trên bồn được che kín bằng mái kính trong suốt để đón ánh nắng mặt trời làm cho nước mặn bên trong các khoang chứa nóng lên và đến một lúc nhất định sẽ có hiện tượng bay hơi. Sau khi hơi nước bay lên sẽ gặp bề mặt phía dưới của mái kính, ngưng đọng thành giọt, chảy vào thùng chứa.
Những công nghệ trên đây nhằm mang đến nguồn nước ngọt cho dân cư ở khu vực ven biển, hải đảo, ngư dân đánh bắt cá xa bờ, vùng lọc dầu,… sử dụng. Tuy nhiên, theo như kết quả thống kê công nghệ RO là công nghệ biến nước biển thành nước ngọt thông dụng nhất với khoảng 16.000 nhà máy lớn sử dụng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản và chi tiết nhất về công nghệ chuyển nước mặn thành nước ngọt, bạn có thể tham khảo. Nếu muốn cập nhật thêm thông tin về hệ thống xử lý nước nhiễm mặn hay gọi hotline 0919.460 555 - 0909.866 889 Trung Nam để được tư vấn chi tiết nhé!